Chính phủ Trung Quốc tìm mọi cách gỡ “bom nợ” Evergrande, thị trường bất động sản dự báo phải mất nhiều năm nữa mới khôi phục

Sau khi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, Evergrande Group thông báo, họ đã không thể hoàn thành khoản nợ 260 triệu USD của quỹ đầu tư góp vốn tư nhân không công khai, chính thức vỡ nợ và bước vào quá trình tái cơ cấu nợ. Chính phủ đã ngay lập tức cử tổ công tác đến làm việc. Thế giới cho rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược chủ động và tích cực hơn. Tuy nhiên, đài Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) dẫn lời các chuyên gia phân tích rằng, không dễ dàng gì có thể “phá quả bom này” trong một thời gian ngắn, và nó có thể mất từ vài tháng đến vài năm.

Nhiều bằng chứng và sự điều chỉnh chính sách cho thấy, trước khi Evergrande vỡ nợ, Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhận thấy rằng chính sách thắt chặt bất động sản trong một năm qua đã tác động đáng kể đến các doanh nghiệp đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Do đó, khi bước sang Quý 4, một số chính sách cũng liên tiếp được điều chỉnh.

Một trong số đó là điều chỉnh các hạn chế cho vay đối với các các tổ chức tài chính. Kể từ tháng 11 năm nay, một số ngân hàng liên tiếp nhận được thông báo của chính phủ, yêu cầu nới lỏng hồ sơ vay vốn để các công ty bất động sản mở rộng và phát triển, đồng thời đẩy nhanh thủ tục phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý.

Các cơ quan quản lý đã nhân sự điều chỉnh này để cho thấy rằng “các khoản vay bất động sản thông thường cần được tiếp tục phát hành, thậm chí khuyến khích thực hiện nhanh chóng kế hoạch đã đề ra từ đầu năm”. Tuy nhiên, chính sách không phải dành cho tất cả các nhà phát triển, mà là dành cho các công ty có điều kiện hoạt động tốt và tài sản chất lượng cao.

Về quy định cho vay đối với Tập đoàn Evergrande, yêu cầu các tổ chức tài chính ưu tiên cho vay đối với các dự án cụ thể đang được xây dựng, nhằm đảm bảo các dự án này được hoàn thành và người mua nhà có nhà ở một cách thuận lợi, thực hiện “đảm bảo tài sản” để tránh tranh chấp sau này. Tuy nhiên, những khoản vay như vậy cũng được chính phủ quản lý chặt chẽ và những khoản tiền này không được sử dụng để lấp đầy những khoản nợ khác.

Ngoài việc nới lỏng các hạn chế cho vay, chính phủ cũng khuyến khích các công ty tư nhân thu mua một số dự án đang được xây dựng của một số công ty để giải quyết các vấn đề rủi ro kinh tế.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, cùng với Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, gần đây đã tổ chức một cuộc họp cùng với một số công ty liên doanh, công ty bất động sản trong nước và các ngân hàng thương mại lớn. Cuộc họp này không chỉ nhằm khuyến khích các công ty bất động sản lớn thu mua lại một số dự án đang được xây dựng của các công ty gặp nhiều rủi ro, mà còn khuyến khích các tổ chức tài chính cung cấp cho các công ty này những dịch vụ tài chính cần thiết để tiến hành thu mua và cùng nhau giải quyết rủi ro.

Mặc dù không đề cập đến “các công ty có nhiều rủi ro”, tuy nhiên mọi người đều cho rằng Chính phủ đang ám chỉ một số nhà phát triển bất động sản yếu kém do Evergrande lãnh đạo.

Bất kể là nới lỏng các hạn chế cho vay hay khuyến khích mua lại, các chính sách và lời kêu gọi đã cho thấy rằng Chính phủ Trung Quốc đã xử lý rủi ro của các doanh nghiệp bất động sản trong Evergrande. Một mặt, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn, doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp nhà nước mua lại các dự án chất lượng cao trong tay các nhà phát triển bất động sản có tính rủi ro và gặp khó khăn trong kinh doanh. Mặc khác còn mong rằng các ngân hàng lớn có thể tích cực cho các doanh nghiệp thu mua lại vay vốn. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tài chính không  được ngừng hoặc tạm ngừng cho vay đối với các công ty kinh doanh bất động sản đang gặp rủi ro, khó khăn trong kinh doanh.